16/05/2018 19:52
Lượt xem:
2690
Thực hiện công tác bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa, kết hợp phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số, thời gian qua, các ngành liên quan đã tổ chức các lớp dạy đánh mã la, hát sử thi cho con em đồng bào dân tộc thiểu số, các lớp dạy viết chữ và nói tiếng Raglai cho hàng trăm cán bộ, viên chức trên địa bàn huyện; thực hiện bản tin thời sự bằng tiếng Raglai phát hàng tuần trên Đài Truyền thanh-Truyền hình huyện. Ngành văn hóa phối hợp với các ngành chức năng tiến hành phục dựng các lễ hội truyền thống của người Raglai như lễ bỏ mả, lễ ăn mừng lúa mới; tạo điều kiện cho các đoàn làm phim thực hiện các phóng sự, phim tài liệu về văn hóa Raglai; phối hợp với các trường tổ chức hội thi “Tìm hiểu di sản văn hóa” thu hút đông đảo học sinh tham gia.... Tại các xã Sơn Hiệp, cũng đã được đầu tư sửa chữa, phục dựng nhà dài truyền thống của đồng bào Raglai nhằm tạo điều kiện cho bà con địa phương tổ chức sinh hoạt văn hóa cộng đồng, cũng như phục vụ phát triển du lịch. Đến nay, toàn huyện có 4 người được Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam trao bằng công nhận nghệ nhân dân gian. Bên cạnh đó, trên địa bàn huyện có các danh lam thắng cảnh như thác Tà Gụ, di tích căn cứ địa cách mạng Tô Hạp đã được xếp hạng di tích cấp tỉnh; lễ bỏ mả của đồng bà Raglai đã được Bộ VH-TT-DL công nhận di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia....
Mặc dù còn không ít khó khăn, xong các ngành liên quan của huyện đã và đang nỗ lực thực hiện công tác sưu tầm, giữ gìn, bảo bồn văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện. Nhằm lưu truyền và phát huy những giá trị văn hóa của dân tộc hiện tại và mai sau, góp phần phát triển kinh tế-văn hóa-xã hội tại địa phương.
Ảnh: Phục dựng lễ ăn mừng lúa mới tại xã Sơn Hiệp
Đinh Luận