NỖ LỰC TÌM ĐẦU RA ỔN ĐỊNH CHO CÂY KEO LAI GIÂM HOM

Đọc tin
Do nhận thức rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, phát triển kinh tế lâm nghiệp, mấy năm gần đây bà con nông dân trong huyện, kể cả các hộ đồng bào dân tộc thiểu số đã chủ động, tích cực đăng ký tham gia chương trình trồng rừng 147. Đến hết năm 2015, diện tích keo rừng trồng toàn huyện sẽ tăng lên khoảng 2.500 ha.
Năm 2015, bên cạnh việc hoàn thành chỉ tiêu trồng rừng theo chương trình 147 là 405 ha, bà con nông dân các xã, thị trấn đã chủ động bỏ vốn đầu tư tự trồng hàng trăm ha, nâng tổng diện diện tích rừng trồng toàn huyện lên 864 ha. Lý do để người dân chú trọng phát triển diện tích keo đó là bên cạnh giá bán keo mấy năm gần đây tăng cao, nhiều hộ đã chuyển đổi những diện tích nương rẫy, đồi dốc, sau nhiều năm trồng bắp, mì hoặc chuối đã sói mòn, bạc màu, thường xuyên hạn hán sang canh tác loại cây trồng này.
Nhằm giúp người nông dân tìm đầu ra ổn định và yên tâm phát triển kinh tế vườn rừng, hiện nay, các ngành liên quan đã và đang triển khai việc ký kết hợp đồng với một số doanh nghiệp liên kết trồng rừng và tiêu thụ sản phẩm đối với cây keo lai giâm hom trên địa bàn huyện. Năm vừa qua, UBND huyện cũng đã gặp gỡ và thảo luận với một số đơn vị như doanh nghiệp Cát Phú và Đại Thắng về việc doanh nghiệp sẽ hỗ trợ người dân có diện tích trồng rừng hợp pháp về khoa học kỹ thuật, tiền công chăm sóc những năm đầu và chịu trách nhiệm về đầu ra cho sản phẩm của bà con, nhằm tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp hay tổ chức, cá nhân, tránh tình trạng tranh mua, tranh bán, ép giá, gây thiệt thòi cho bà con nông dân. Các doanh nghiệp cũng dự định sẽ xây dựng trạm cân và nhà máy chế biến keo trên địa bàn huyện để tạo thuận lợi cho việc thu mua và chế biến lâm sản về lâu dài. Hiện nay, kế hoạch trên đã được thực hiện thí điểm tại 2 xã Sơn Hiệp và Sơn Bình. Bên cạnh đó, huyện đã đã chỉ đạo các xã, thị trấn tổ chức rà soát và cung cấp chính xác, đầy đủ thông tin về diện tích keo rừng trồng 147 thực tế trên địa bàn huyện cho các doanh nghiệp; đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về việc ký kết hợp đồng liên kết trồng rừng và bao tiêu sản phẩm keo lai giâm hom với các doanh nghiệp để người dân hiểu và tham gia, đồng thời vận động bà con không bán keo non, hoặc cho thuê, sang nhượng đất rừng trồng trái phép. Đồng thời yêu cầu các doanh nghiệp hỗ trợ công tác quản lý rừng trồng trên địa bàn huyện nhằm hạn chế tình trạng vi phạm nếu người dân ký kết hợp đồng với doanh nghiệp.
Bà con nông dân đang chăm sóc keo. Ảnh: Hoàng Qúy

Bà con nông dân th hoạch keo. Ảnh: Hoàng Qúy
Đinh Luận
Đài TT-TH Khánh Sơn
 
Đầu trang
 
Trở về
 
In bài viết
Danh mục
Giới thiệu tổng quan
Chỉ đạo, điều hành
Thông tin tuyên truyền
Tin tức - Sự kiện
Dự án, hạng mục đầu tư
THỐNG KÊ, BÁO CÁO
THÔNG TIN CÔNG KHAI
Thông tin hoạt động
Chương trình, đề tài NCKH
Công khai ngân sách
Cải cách hành chính
Hồ sơ một cửa
QUY HOẠCH
CÁC KỲ HỌP HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
Tuyển dụng
Bản đồ
Bản đồ hành chính
Học tập tư tưởng đạo đức HCM
Cải cách hành chính
PC-covid
Nghị quyết